Nguyên Khanh: Gan lì dám phá bỏ lối mòn để theo đuổi ước mơ của mình

Đinh Nguyên Khanh - nữ sinh 18 tuổi đến từ trường Phổ Thông Năng Khiếu đã nhận được lá thư trúng tuyển từ ngôi trường danh giá Mount Holyoke College (ranked #36 LAC). Đồng thời, cô bạn đã xuất sắc chinh phục ban tuyển sinh để nhận về khoản hỗ trợ tài chính “khủng” (100% học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt) để tiếp tục chặng đường phát triển của mình trong 4 năm tới.
Tuy nhiên, để được tiếp bước con đường học vấn tại nước Mỹ xa xôi, cô bạn đã phải trải qua không ít những lần đấu tranh tư tưởng, nhằm phá vỡ bức tường vô hình “tư duy lối mòn” đã tồn tại qua hàng thế hệ.
Những lối mòn cuộc sống
Khi được hỏi về 3 cụm từ nào để miêu tả bản thân, Nguyên Khanh đã không ngần ngại chia sẻ đó chính là “gan lì, khai phá và định vị”. Điều đặc biệt là cũng chính 3 phẩm chất ưu việt này đã giúp cô bạn chinh phục “dream school”. Dẫu vậy, để hình thành nên con người với những tư chất riêng biệt trên, cô bạn đã phải băng qua không ít những rào cản, định kiến của những “lối mòn xưa cũ”.
Xuất thân từ một “vùng sâu vùng xa” tại tỉnh Đắk Lắk, Nguyên Khanh phải đối diện với những áp lực vô hình, chuẩn mực và định kiến xã đã tồn tại qua hàng thế hệ. Cô bạn chia sẻ:
- “Trước đây, em thường bị cuốn vào những lối mòn quen thuộc, những định kiến xã hội và những chuẩn mực cố định. Em luôn sống theo những gì mà mọi người xung quanh cho là đúng đắn, em đã quá quen với những thứ này đến mức không thể tìm ra những lối đi khác để khám phá thế giới và bản thân mình.”

Tư duy mở: mở ra những chân trời mới cho mình
Mặc dù cuộc sống giản dị ở Đắk Lắk đã giúp Nguyên Khanh thu nạp được những trải nghiệm đa dạng và quý giá với mọi người đến từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng cô bạn chỉ thật sự bứt phá trong “mindset” khi khi quyết tâm chuyển lên Sài Gòn học.
Động lực mạnh mẽ ấy được khởi nguồn từ năm Nguyên Khanh học lớp 9 - năm học duy nhất cô bạn có cơ hội tham gia kỳ thi Học sinh giỏi. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 bùng phát và cuộc thi buộc phải hủy bỏ. Mọi nỗ lực và công sức ôn thi của Nguyên Khanh bỗng chốc “đổ sông đổ bể”. Không những thế, COVID-19 đã ngăn cản Nguyên Khanh thực hiện những dự định mà cô bạn đã ấp ủ. Dẫu vậy, chính sự kiện ấy lại tạo đà giúp cô bạn dám khai phá bản thân và vượt qua rào cản của “định kiến và chuẩn mực”. Bạn chia sẻ:- “Em tin rằng bên ngoài hẳn vẫn còn rất nhiều thử thách vượt qua ngoài sức tưởng tượng của em,cũng giống như cách Covid 19 đã ập đến. Nếu em chỉ mãi đi theo lộ trình được vạch sẵn thì em khó lòng ứng biến được với những khó khăn, trở ngại xuất hiện đột ngột trên hành trình.”
Ngôi trường cô bạn gửi gắm 3 năm thanh xuân của mình chính là trường Phổ thông năng khiếu - một môi trường tự do, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh.
Qua 2 năm sống và học tập tại thành phố Hồ Chí Minh với phong phú trải nghiệm, cô bạn đã dần hình thành lối tư duy mở và tự tin hơn trong việc tự định vị bản thân. Nguyên Khanh đã nhận ra rằng không phải mọi thứ trên đời được gán mác là “chuẩn mực” sẽ đều đúng và phù hợp với mình, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của chính kiến và tư duy riêng biệt. Cô bạn đã chứng minh rằng, với sự gan lì và dám nghĩ dám làm, việc vượt qua mọi định kiến và rào cản chỉ là những thử thách để cô bạn có cơ hội tự tìm kiếm và khai phá những cánh cửa mới trong cuộc sống chính mình.

“Be resourceful” - Hãy tận dụng nguồn lực
Xuyên suốt quá trình học tập tại ngôi trường PTNK, một trong những bài học sâu sắc nhất, đánh dấu sự phát triển trong con đường học vấn của Nguyên Khanh chính là "Be resourceful".
Chia sẻ về bài học đắt giá này, Nguyên Khanh hào hứng “Be resourceful là một thành tố quan trọng trong quá trình học tập và phát triển cá nhân. Nó đề cao khả năng sáng tạo, linh hoạt và khéo léo trong việc tận dụng tài nguyên sẵn có để đạt được mục tiêu. Em đã học được bài học quý giá này từ thầy Hoàng Ngọc Hùng.”
“Be resourceful” chính là chiếc chìa khóa mở ra cách cửa mới trên hành trình chinh phục những đỉnh cao của chính mình. Nhận thức được mức độ cạnh tranh khốc liệt trong các cuộc thi HSG quốc gia và sự đánh đổi của nó, Nguyên Khanh hiểu rằng mình cần tìm một hướng đi an toàn để đảm bảo cho điểm GPA trên lớp và con đường đại học sau này.
Hè năm học lớp 10, Nguyên Khanh đã tìm hấy chương trình nghiên cứu khoa học (NCKH) của MiYork Education và cô bạn đã không ngần ngại ứng tuyển. Đây có lẽ là quãng thời gian vui nhất của Nguyên Khanh trong quãng thời xuân cấp 3, khi cô bạn gặp gỡ được nhiều người bạn tuyệt vời trên toàn quốc, học hỏi nhiều điều mới mà Khanh cảm thấy vượt xa so với những gì bạn học được trên trường lớp.
- “Em cảm thấy mình như đã tìm ra chân lý của cuộc đời mình. Thay vì em cố gắng tranh được một vị trí trong đội tuyển HSG quốc gia và tận dụng giải thưởng để được tuyển thẳng đại học, em đã tìm tới NCKH. NCKH không chỉ giúp em tiến thêm một bước gần hơn với con đường du học, mà nó vừa đảm bảo cho điểm số trên lớp và hoạt động ngoại khóa.”
Cô gái nhỏ 16 tuổi bắt đầu hành trình nghiên cứu khoa học với chủ đề liên quan đến tác động của loài voi với khu du lịch Bản Đôn. Tuy nhiên, dự án nghiên cứu không thành công vì một vài lí do ngoại cảnh. Dẫu vậy, nó đã mang lại cho Khanh những trải nghiệm, kiến thức và niềm tin về con đường mình đã chọn, với sự khác biệt, từ bỏ HSG quốc gia và tập trung vào GPA và hoạt động nghiên cứu khoa học.

Budget 10k/năm thì mình có thể đi du học Mỹ không?
Được chứ!
Quá trình Nguyên Khanh chinh phục con đường du học không hề dễ dàng khi cô bạn chia sẻ gia đình chỉ có thể chu cấp 10.000$/năm - một con số rất khiêm tốn để có thể chạm chân tới nước Mỹ đắt đỏ, và Khanh cũng nhận thức được việc với budget như vậy em phải quyết tâm chinh phục học bổng toàn phần hoặc hơn 100% học phí thì mới có thể đi được. Mối lo về tài chính chưa dứt, cô bạn phải đối diện với thách thức quan trọng hơn là quyết định ngành học tương lai của mình.
Là một học sinh chuyên Anh, cô bạn có khá nhiều lựa chọn cho tương lai của mình. Để tìm đúng hướng đi cho bản thân, Nguyên Khanh đã dành rất nhiều thời gian suy nghĩ và tìm hiểu về các ngành học. Nhưng với con người không được ai định hướng, mọi thứ trong tâm trí của Nguyên Khanh là những mớ bòng bong: mình nên theo đuổi ngành nào bây giờ? Ban đầu, khái niệm về “Economics” (Kinh tế học) còn rất mơ hồ đối với cô bạn, nhưng sau buổi trò chuyện cùng mentor của mình, Nguyên Khanh dần có cái nhìn sâu hơn về lĩnh vực Kinh tế. Khanh cùng 2 người bạn của mình là Kiều Thanh và Hoàng Nguyên đã lập lên một dự án với mục tiêu cao cả: dịch bài báo, nghiên cứu tiếng Anh về Kinh tế học để truyền đạt những kiến thức “khó nhằn nhất” trở nên dễ hiểu tới các bạn trẻ. Cô bạn ngày càng năng nổ và say mê tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan đến Kinh tế học. Bên cạnh đó, Nguyên Khanh không ngừng tham gia các cuộc thi Toán học và Hackathon khởi nghiệp mặc dù cô bạn là “dân chuyên Anh”. Kết hợp với personal branding của mình là sự gan lì, khai phá và tự định vị, Nguyên Khanh dần hoàn thành bộ hồ sơ du học của mình. Cô bạn chia sẻ:
- “ Em cứ làm và em cứ thử thách bản thân trên nhiều khía cạnh, lĩnh vực. Cũng từ đó, chữ “Economics” hình thành lên trong tâm trí em lúc nào không hay. Mọi thứ em làm từ hoạt động ngoại khóa cho đến bài luận du học đều gắn chặt với “Economics”. Và em quyết định mình sẽ theo đuổi ngành Kinh tế.
”Lối tư duy mở và sự gan lì dám vượt qua mọi định kiến, rào cản đã đánh thức lòng say mê và niềm tin vững chắc nơi Nguyên Khanh về hành trình tìm kiếm tri thức và ước mơ du học. Cô bạn đã xuất sắc giành được khoản hỗ trợ tài chính lớn để tiếp tục con đường học vấn mơ ước của mình.
